[658/KH-TTYTCT - 08/04/2024] Kế hoạch Hoạt động chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Tai nạn thương tích - Bệnh nghề nghiệp tại huyện Châu Thành năm 2024


Lúc 09:13 ngày 11-04-2024

.

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM Y TẾ H. CHÂU THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:      658       /KH-TTYT Châu Thành, ngày     08    tháng 4 năm 2024
 
KẾ HOẠCH
Hoạt động chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Tai nạn thương tích - Bệnh nghề nghiệp tại huyện Châu Thành năm 2024
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Căn cứ Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về Quản lý chất thải rắn y tế bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Căn cứ Thông tư số 41/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Căn cứ Nghị Định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.
Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Căn cứ Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc “Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Căn cứ Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.
Quyết định số 1652/QĐ-BYT ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021-2025.
Căn cứ theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giao đoạn 2021-2030.
Căn cứ theo Kế hoạch số 21/KH-SYT ngày 15 tháng 2 năm 2024 của Sở Y tế về việc Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi, tái nổi và hoạt động kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Căn cứ Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi, tái nổi và hoạt động kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Căn cứ Kế hoạch số 73/KH-KSBT ngày 29 tháng 3 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp về việc “Hoạt động Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp năm 2024”.
II. THÔNG TIN CHUNG
Huyện Châu Thành có:
- 12 xã, thị trấn.
- Dân số: 158.405 người.
- Tồng số hộ: 41.254 hộ. Trong đó:
+ Thành thị: 3.112 hộ.
+ Nông thôn: 38.142 hộ.
* Vệ sinh môi trường:
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100 %.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt 85,9 %.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 94,6 %.
- Tổng số cơ sở y tế công lập: 13 cơ sở y tế.
- Trên địa bàn huyện Châu Thành có 17 Trạm cấp nước. Trong đó, có 11 Trạm cấp nước có công suất ≥ 1.000 m3/ngày đêm trở lên và 06 Trạm cấp nước có công suất < 1.000 m3/ngày đêm.
* Y tế trường học:
Tại huyện Châu Thành có 42 trường.
Trong đó: 07 trường có trang bị hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím.
* Bệnh nghề nghiệp:
- Tổng số cơ sở lao động được quản lý trong năm 2023 là 95 cơ sở và số lượng người lao động là 4.177 người.
Trong đó:
+ Trên 200 người lao động: 02 cơ sở.
+ Từ 50 - 200 người lao động: 13 cơ sở.
+ Dưới 50 người lao động: 80 cơ sở.
- Tổng số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, có hại: 95 cơ sở.
- Số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, có hại lập hồ sơ vệ sinh lao động: 15 cơ sở.
III. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
* Về Sức khỏe môi trường
- Triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng nước cấp cho người dân: kiểm tra, giám sát chất lượng nước các cơ sở cấp nước và trạm y tế; các hoạt động về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ người dân và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách vệ sinh môi trường tuyến huyện, xã về quản lý chất thải y tế, quản lý chất lượng nước các cơ sở cấp nước, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thẩm định và công nhận cộng đồng không phóng uế bừa bãi.
- Thông tin truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Đảm bảo công tác quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế, ứng phó sự cố môi trường do biến đổi khí hậu ảnh hưởng lãnh vực y tế.
- Triển khai các quy định mới đến các cơ sở cấp nước trên địa bàn.
* Về Y tế trường học
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác y tế trường học ngành Y tế và ngành giáo dục.
- Thực hiện tốt công tác giám sát Y tế trường học tại các trường trên địa bàn Huyện.
- Giám sát điều kiện vệ sinh trường học tại các trường học. Giám sát hỗ trợ kịp thời công tác y tế trường học tại tuyến xã.
- Triển khai hoạt động truyền thông cho học sinh và giáo viên, tiếp cận các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi nguy cơ, phòng chống bệnh tật học đường, phòng chống dịch bệnh trong trường học.
- Xây dựng mô hình truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong trường học, góp phần từng bước giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, giun sán và các yếu tố nguy cơ của sức khỏe trường học.  
- Thực hiện công tác kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học khi các trường có bảng đề nghị gửi về Trung tâm Y tế Huyện.
* Về bệnh nghề nghiệp
- Tăng cường công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe của người lao động, để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024.
- Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại các cơ sở lao động.
* Về phòng chống tai nạn thương tích
- Nâng cao năng lực giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng.
- Nâng cao năng lực của ngành y tế trong giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng.
- Củng cố mô hình an toàn - phòng chống TNTT dựa vào cộng đồng.
- Nâng cao năng lực sơ cấp cứu TNTT.
2. Chỉ tiêu thực hiện
* Về Sức khỏe môi trường
- 100% Trạm Y tế được giám sát chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt.
- 100% các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ ngày đêm được giám sát chất lượng nước theo QCĐP 01:2023/ĐT, đồng thời các cơ sở cấp nước được kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, hồ sơ quản lý chất lượng nước của cơ sở theo Thông tư số 41/TT-BYT, ngày 14 tháng 12 năm 2018.
- 100% các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ ngày đêm được hướng dẫn thực hiện kiểm tra giám sát định kỳ chất lượng nước và vệ sinh môi trường theo QCĐP 01:2023/ĐT.
- Tăng 0,05% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh so với năm 2023.
- Thực hiện duy trì và mở rộng các xã đạt danh hiệu “Cộng đồng không phóng uế bừa bãi”.
- 100% các đơn vị trực thuộc TTYT Huyện hưởng ứng các ngày lễ lớn về bảo vệ môi trường: ngày Môi trường Thế giới, Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân…
* Y tế trường học
- 100% cán bộ chuyên trách Nha học đường, Y tế trường học tuyến huyện, xã được đào tạo nâng cao năng lực.
- 100% các trường học trên địa bàn được kiểm tra các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh và các nội dung công tác y tế trường học.
- Giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường.
- Trên 90% số trẻ mầm non, học sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường.
* Phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tỉnh Đồng Tháp tổ chức quan trắc môi trường lao động cho các Doanh nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tỉnh Đồng Tháp giám sát các cơ sở lao động có yếu tố nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (ưu tiên các doanh nghiệp buôn bán bảo vệ thực vật) trên địa bàn huyện .
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại các cơ sở lao động.
- 100% người làm công tác chuyên môn về công tác vệ sinh lao động ở tuyến huyện, xã được tập huấn và hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp với các ban ngành huyện hưởng ứng Tháng an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Tháng ATVSLĐ năm 2024.
* Về phòng chống tai nạn thương tích
- 100% các Trạm Y tế có xây dựng kế hoạch triển khai công tác PCTNTT.
- 100% cán bộ y tế làm công tác phòng, chống tai nạn đều được tham dự tập huấn đào tạo và đào tạo về các biện pháp phòng, chống, kỹ năng truyền thông về PCTNTT tại cộng đồng.
- 100% Trạm Y tế được kiểm tra, giám sát công tác PCTNTT tại cộng đồng.
- Duy trì xã Tân Phú Trung đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn - PCTNTT .
- 50% cán bộ y tế tuyến xã, nhân viên y tế khóm, ấp, lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc được tập huấn về sơ cấp cứu TNTT.
- 80% Xã, thị trấn báo cáo số liệu mắc và tử vong do TNTT đầy đủ, chính xác và đúng hạn.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách Y tế trường học, Vệ sinh môi trường tuyến huyện, xã
- Tham dự các lớp tập huấn do tuyến trên tổ chức.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho tuyến huyện, xã.
 
2. Thực hiện hiệu quả công tác y tế trường học
- Kiểm tra chất lượng nước tiệt trùng tại các trường học có hệ thống nước tiệt trùng cấp nước uống cho học sinh.
- Tập huấn Y tế trường học cho cán bộ chuyên trách 12 Trạm Y tế, cán bộ Y tế học đường tại Trường học.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện giám sát việc thực hiện Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định về công tác y tế trường học, Kế hoạch số 90/2016/KHLT-SYT-SGDĐT ngày 26/10/2016 về việc hướng dẫn, triển khai đánh giá công tác y tế trường học.
3. Nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường cho cộng đồng
- Lập công văn gửi đến các ban ngành có liên quan yêu cầu: hợp tác cùng bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng; các cơ quan có chức năng xử lý các cá nhân và tổ chức không có ý thức bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Phối hợp với Trạm Y tế 12 xã, thị trấn và các ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng nước và vệ sinh môi trường chung các trạm cấp nước ít nhất 1 lần/năm theo QCĐP 01:2023/ĐT, giám sát vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế ít nhất 1lần/năm.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; Trạm Y tế xã, thị trấn tiếp tục thẩm định và công nhận “Cộng đồng không phóng uế bừa bãi”.
- Tổ chức hưởng ứng các phong trào:
+ Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới 20/3; Ngày Thị giác thế giới 13/10.
+ Tuần lễ Quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường từ ngày 29/04 à 06/05.
+ Ngày Môi trường thế giới 05/06.
+ Ngày Vệ sinh yêu nước 02/07.
+ Ngày Làm cho thế giới sạch hơn ngày 19/09.
+ Ngày Rửa tay toàn cầu 15/10.
+ Ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11.
- Viết bài tuyên truyền, hướng dẫn người dân xử lý phân và rác thải tại hộ gia đình, hướng dẫn bảo quản và sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Gửi bài tuyên truyền đến Trung tâm văn hóa thể thao và Truyền thanh Huyện.
- Kết hợp với các Chương trình, Dự án khác tổ chức tập huấn cho cộng tác viên và nói chuyện với cộng đồng về việc hướng dẫn sử dụng nước sạch, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
 
4.  Hoạt động phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Phối hợp tốt với các cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Tổ chức giao ban định kỳ 01 lần/năm với người làm công tác y tế tại các cơ sở lao động theo phân cấp quản lý.
- Tự kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh lao động tại đơn vị.
- Giám sát Trạm Y tế xã, thị trấn trong công tác Phòng chống bệnh nghề nghiệp -TNTT.
5. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích
- Tham dự các lớp tập huấn chuyên môn về phòng chống tai nạn thương tích do tuyến trên tổ chức.
- Tham dự các lớp tập huấn chuyên môn, hội nghị tổng kết ở tuyến trên.
- Tổ chức công tác giám sát và hỗ trợ tuyến trong công tác xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở tuyến xã.
- Báo cáo các trường hợp mắc tai nạn thương tích về tỉnh đầy đủ và đúng thời gian quy định.
6. Hoạt động chỉ đạo tuyến
- Chỉ đạo, giám sát và kiểm tra các hoạt động chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực YTTH, VSMT, VSLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp, PCTNTT.
- Thực hiện công tác kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học khi các trường có bản đề nghị gửi về Trung tâm Y tế Huyện. Qua đợt kiểm tra phát hiện bệnh tật khúc xạ trong trường học, góp phần từng bước giảm tỷ lệ các bệnh mà học sinh mắc phải.
- Kiểm tra công tác Y tế trường học tại các trường theo từng năm học.
- Thực hiện kiểm tra vệ sinh môi trường, chất lượng nước các cơ sở cấp nước quản lý theo phân cấp ít nhất 01 lần/năm. Thực hiện giám sát đột xuất khi có chỉ đạo của tuyến trên hoặc khiếu nại của nhân dân.
- Thực hiện kiểm tra các hoạt động chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Tai nạn thương tích - Bệnh nghề nghiệp tại Trạm Y tế 12 xã, thị trấn 02 lần/năm.
- Kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế tại 12 Trạm Y tế ít nhất 01 lần/năm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ Y tế các cơ quan, tổ chức trong việc theo dõi, giám sát, quản lý sức khỏe người lao động; giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, nước tiệt trùng trong trường học; Hướng dẫn hỗ trợ Y tế các cơ quan tổ chức lập hồ sơ VSLĐ, theo dõi, giám sát quản lý sức khỏe người lao động, kỹ năng quan trắc MTLĐ, giám sát quan trắc MTLĐ cho các  huyện; Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cơ sở y tế báo cáo chương trình ATVSLĐ theo đúng quy định của pháp luật cho các huyện thị; Giám sát xây dựng cộng đồng an toàn - PCTNTT ở tuyến xã.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung tâm Y tế Huyện
Khoa Y tế công cộng - Kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp Khoa Dân số - Truyền thông & Giáo dục sức khỏe, Phòng Tài chính - Kế toán TTYT Huyện triển khai các hoạt động chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Tai nạn thương tích -  Bệnh nghề nghiệp.
2. Trạm Y tế 12 xã, thị trấn
Trạm Y tế 12 xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng kế hoạch và phối hợp với Khoa Y tế công cộng - Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện các hoạt động chương trình.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Từ nguồn kinh phí do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tỉnh cấp.
Trên đây là Kế hoạch Hoạt động chương trình Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Tai nạn thương tích - Bệnh nghề nghiệp tại huyện Châu Thành năm 2024. Đề nghị các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tốt kế hoạch./.
 

 
 



Người đăng: Administrator
Tin cùng chuyên mục
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP
Khóm Phú Bình, Thị trấn Cái Tàu Hạ, Huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
Điện thoại: 02773.841.038 Fax: 02773.611.843
Email: ttytctdt@gmail.com